Giỏ hàng

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh: Các thói quen thường gặp

22/07/2021
Tin tức

Các thói quen thường gặp ở bé khi ngủ có thể không gây nguy hại gì không có nghĩa là ba mẹ không cần quan tâm đâu nhé!

Thói quen lăn qua lăn lại khi ngủ của trẻ sơ sinh
Nhiều bé thích được dỗ dành bằng những chuyển động nhịp nhàng như chuyển động của ghế bập bênh. Một số bé có thói quen lăn qua lăn lại hoặc đu đưa trong khi đang ngồi. Thói quen này thường xuất hiện ở tháng thứ 6 và kèm thói quen đập mặt xuống giường hoặc đập đầu vào thanh chắn cũi, lắc đầu qua lại.

Khi bé lăn qua lăn lại, bạn nên can thiệp hết sức nhẹ nhàng vì khi cố ngăn không cho bé lăn, bé sẽ xem đây là thử thách và ra sức chống đối. Ở trẻ sơ sinh, việc lăn mình qua lại thường không phải là dấu hiệu cho thấy bé có vấn đề về hành vi hoặc cảm xúc nên ba mẹ không cần lo lắng.

Mẹ biết gì về giấc ngủ của trẻ sơ sinh?

Tuy nhiên, nếu bé lăn qua lại thật mạnh vào buổi tối, bạn nên di chuyển cũi cách xa tường và cố gắng siết chặt vít, bu-lông của cũi để tránh tai nạn có thể xảy ra.

Thói quen đập đầu xuống giường của trẻ sơ sinh
Cũng như việc lăn mình, hành động đập đầu xuống giường là hành vi tự an ủi phổ biến ở trẻ sơ sinh. Kỳ lạ hơn nữa, bé con của bạn có thể dùng việc đập đầu này như một cách đánh lạc hướng cơn đau của mình nếu bé đang mọc răng hay bị nhiễm trùng tai.

Hành động đập đầu thường bắt đầu khi bé được 6 tháng trở lên và thường gặp nhất là lúc bé được 18 đến 24 tháng tuổi. Thói quen này có thể kéo dài trong vài tháng hoặc thậm chí vài năm, và các bé sẽ tự bỏ trước khi bé 3 tuổi. Điều bạn cần làm lúc này là thường xuyên kiểm tra và gia cố các ốc vít, bu-lông trên giường cũi của bé. Bạn cũng không nên để gối, mền… trong cũi của bé quá nhiều mặc dù hầu hết các trường hợp đột tử ở trẻ sơ sinh thường xảy ra trước 6 tháng tuổi.

Hành động đập đầu ở trẻ nhỏ hiếm khi là dấu hiệu của tình trạng bất thường trong phát triển hay cảm xúc, nhưng bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ mỗi khi cho bé đi khám. Trong một số trường hợp hiếm hoi, đặc biết nếu bé của bạn bị chậm phát triển, hành động này báo hiệu bé đang có vấn đề cần được giúp đỡ.

Thói quen nghiến răng của trẻ sơ sinh
Hơn một nửa số trẻ sơ sinh sẽ có hành vi nghiến răng. Hành vi này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nó phổ biến nhất đối với những em bé mọc răng lần đầu tiên, bắt đầu từ khoảng 6 tháng tuổi.

Lý do nghiến răng ở trẻ sơ sinh có thể là do cảm giác có răng mới, đau nhức do đau tai hay mọc răng hoặc các vấn đề về hô hấp như nghẹt mũi hoặc dị ứng.

Tiếng nghiến răng do bé phát ra có thể làm cho bạn thấy lo lắng nhưng thực tế nghiến răng không hề làm cho răng bé đau. Tuy nhiên, bạn cũng nên đề cập đến việc này khi cho bé đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem men răng của bé có bị ảnh hưởng hay không và tìm ra thủ phạm khiến bé hay nghiến răng cũng như tư vấn cho ba mẹ nên làm gì để giúp bé. Một vài bé nghiến răng quá “nhiệt tình” có thể làm cho răng của bé bị mòn.

0.0           0 đánh giá
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh: Các thói quen thường gặp

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho chúng tôi! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

Gửi ảnh thực tế

Chỉ chấp nhận JPEG, JPG, PNG. Dung lượng không quá 2Mb mỗi hình

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

Bài viết liên quan

Hôm nay có gì

Giấc ngủ của trẻ 10 tháng tuổi như thế nào? Mẹ đã biết hết chưa?

Giấc ngủ của trẻ 10 tháng tuổi như thế nào? Các thông tin hữu ích cho ba mẹ sẽ giúp bé có giấc ngủ ngon cùng thói quen tốt khi đi ngủ.

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh: Các thói quen thường gặp

Các thói quen thường gặp ở bé khi ngủ có thể không gây nguy hại gì không có nghĩa là ba mẹ không cần quan tâm đâu nhé!

7 cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon cực đơn giản

Những cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon dưới đây không hề khó thực hiện. Bạn sẽ nhanh chóng thấy được hiệu quả và tạm biệt những đêm thức trắng cùng con.

Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con phát triển cảm xúc và trí tuệ

Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn giải như đạp chân. Ba mẹ luôn cảm thấy thật thú vị với những hành động đáng yêu này của con. Thế nhưng mẹ đã biết cách nói chuyện với trẻ sơ sinh chưa?

Trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi phát triển thế nào? Những điều mẹ cần biết khi chăm sóc bé

Tháng đầu tiên sau sinh, hẳn mẹ vẫn còn nhiều thắc mắc và bỡ ngỡ về việc chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi. Cùng tìm hiểu sự phát triển của trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi và những điều lưu ý khi chăm sóc bé trong bài viết dưới đây, mẹ nhé.

Tư vấn bán hàng

(8H00 - 21H00)

Chăm sóc khách hàng

(8H00 - 21H00)

Nhận tin khuyến mãi và quà
Liên hệ